Điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế cần lưu ý gì?

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế

Trên thực tế quá trình làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những sai sót. Lúc này kế toán cần điều chỉnh lại một vài bút toán để phản ánh đúng kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Vậy khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế chúng ta cần lưu ý những vấn đề nào? Bài viết sau Globla T&G sẽ liệt kê từng lưu tâm quan trọng để bạn tham khảo nhé.

1. Doanh nghiệp bị cắt giảm thuế GTGT đầu vào nhưng không bị truy thu

Khi doanh nghiệp bị cắt giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào nhưng không bị truy thu. Bởi số thuế GTGT được khấu trừ đang còn nhiều ở thời điểm thanh tra. Chúng ta phải điều chỉnh báo cáo căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào bị cắt giảm theo biên bản thanh tra.

Khi bắt đầu làm tờ khai thuế GTGT của tháng có biên bản thanh tra. Kế toán cần điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào trên tờ khai thuế. Theo đó, trong sổ kế toán sẽ được phân chia thành các trường hợp sau:

1.1. Trường hợp 1

Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào khi có liên quan đến các loại chi phí không hợp lý, hóa đơn trốn nợ, tổng hợp sai so với hóa đơn gốc. Tất cả sẽ tính trừ vào lợi nhuận sau thuế của công ty. Kế toán ghi rõ: Nợ TK 811: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào bị loại trừ. Cuối kỳ khi quyết toán thuế, bạn hãy ghi số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.

Điều chỉnh báo cáo tài chính thuế là gì

Điều chỉnh báo cáo tài chính thuế là gì

1.2. Trường hợp 2

Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào do kế toán nhầm lẫn khi kê hóa đơn đã quá thời hạn. Nếu điều này bị đoàn thanh tra phát hiện thì số thuế sẽ được tính bổ sung vào chi phi phí kinh doanh ở kỳ sau. Kế toán điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế như sau: Nợ TK 624, 632; Có TK 133. Cuối kỳ, số tiền này được ghi vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.

2. Đoàn thanh tra quyết định truy thu thuế GTGT và phạt tiền

Khác với thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty, đây là một trong những trường hợp điển hình bạn cần lưu tâm khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế. Theo đó, khi bị loại trừ thuế GTGT đầu vào, đoàn thanh tra quyết định truy thu và nộp phạt theo quy định. Doanh nghiệp phải giữ nguyên các số liệu đã kê khai hàng tháng. Bên cạnh đó không được điều chỉnh giảm thuế đầu vào do bị loại trừ.

2.1. Điều chỉnh báo cáo thuế

Khi điều chỉnh báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế, kế toán sẽ kê khai thuế GTGT bình thường như các tháng trước. Đồng thời chúng ta dựa trên biên lai bản thanh tra thuế để xác định số tiền cần nộp vào sổ kế toán. Vào cuối kỳ quyết toán thuế, khoản tiền này ghi vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN.

  • Nợ TK 811: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
  • Có TK 3331: Số thuế GTGT bị truy thu.
  • Có TK 3388: Số tiền bị phạt.

2.2. Nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo số liệu ở biên bản thanh tra bạn cần ghi rõ:

  • Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT bị truy thu
  • Nợ TK 3388: Số tiền bị phạt
  • Có TK 111, 112: Ghi rõ nội dung khoản chi, số biên bản thanh tra, ngày lập biên bản, kỳ kê khai quyết toán.

Bên cạnh đó, khi nộp phạt doanh nghiệp ghi rõ trong giấy nộp tiền nội dung, số tiền của từng khoản. Cùng với đó là chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quy định của kho bạc Nhà nước.

Trường hợp trong kỳ công ty đã bán ra số lượng lớn hàng hóa mà không xuất hóa đơn thì kế toán phải tập hợp mọi bảng bán lẻ thống kê bán lẻ trong tuần, tháng. Đồng thời thực hiện xuất hóa đơn GTGT sao cho phù hợp với lượng hàng tồn kho. Kết hợp việc cân đối doanh thu và giá vốn của hàng hóa đã nhập về.

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế cần lưu ý những gì?

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau quyết toán thuế cần lưu ý những gì?

3. Lưu ý về một số chi phí điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế

Lưu ý cuối cùng khi điều chỉnh báo cáo tài chính sau kiểm toán là doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí khấu hao tài sản cố định đã trích vượt mức quy định, chi phí khấu hao bị loại bỏ. Trong trường hợp việc hạch toán sẽ được điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế như sau:

  • Nợ TK 214: Số khấu hao điều chỉnh.
  • Có TK 811: Số khấu hao điều chỉnh.

Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở cuối kỳ, kế toán công ty ghi rõ số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai mẫu 03/TNDN. Tuy nhiên bạn không cần lập lại số sách kế toán hay tờ khai GTGT của những kỳ trước.

=> Tham khảo: Dịch vụ kế toán trọn gói TPHCM

=> Tham khảo: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế cần lưu ý những gì?

Điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế cần lưu ý những gì?

Lời kết

Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin về cách điều chỉnh báo cáo tài chính sau thanh tra thuế. Đây là nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện. Bởi vậy nếu không thực sự hiểu rõ chúng ta nên nhờ cậy đến sự giúp đỡ của Globla T&G. Chúng tôi là công ty chuyên về dịch vụ kế toán đã có bề dày kinh nghiệm lâu năm. Bởi vậy Globla T&G sẽ giúp doanh nghiệp bổ sung, điều chỉnh báo cáo tài chính đúng chuẩn.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ GLOBAL T&G

Địa chỉ: Số 36, Đường 26, Phường Phước Long A, Quận 9, TP.HCM

Email: phaplyglobal.vn@gmail.com

Website: www.dautuglobal.vn

Hotline: 070.399.2019

Chia sẻ

Anh/Chị đang cần hỗ trợ tư vấn dịch vụ?

Đừng ngần ngại! hãy để lại thông tin, ĐẦU TƯ T&G sẽ liên hệ với bạn.