Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Việt Nam
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và đi lên, bên cạnh đó là nguồn nhân công dồi dào và chất lượng. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Vậy nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam có những hình thức nào? Cần có điều kiện gì? Thủ tục và hồ sơ như nào? Tất cả những thông tin này sẽ được GLOBAL T&G chia sẻ ngay sau đây, theo luật Đầu tư năm 2020, luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hiện hành.
Nội dung bài viết
Hình Thức Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Việt Nam
Hiện nay, có 3 hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty ở Việt Nam đang được thực hiện như sau:
Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Góp Vốn Vào Công Ty Cổ Phần
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Việc góp vốn vào công ty TNHH có nghĩa là nhà đầu tư sẽ mua cổ phần vốn góp của thành viên trong công ty đó, để trở thành một thành viên hợp pháp của công ty.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty giá rẻ
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty hợp danh
Hình thức cuối cùng là góp vốn vào công ty hợp danh. Trong hình thức này, nhà đầu tư sẽ mua vốn góp của thành viên hợp danh, để trở thành thành viên góp vốn trong công ty này.
Điều Kiện Để Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Góp Vốn Vào Doanh Nghiệp Việt Nam
Đầu tiên chúng ta phải hiểu được, công ty Việt Nam được hiểu là những công ty được thành lập tại Việt Nam, trong đó gồm có: Công ty có 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam hoặc Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ bao gồm các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể góp vốn đầu tư tại công ty Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện sau:
Nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, các đối tác mà công ty Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư, và tuân thủ các điều kiện cũng như các quy định, chính sách của nhà nước Việt Nam.
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty là không hạn chế, trừ một số trường hợp sau:
- Tại các công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty đại chúng, hay các quỹ đầu tư chứng khoán, thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi chủ sở hữu, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
- Tại các doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan, và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phần góp vốn vào Công ty tại Việt Nam.
Hiện nay, nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp như sau:
Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài mua dưới 51% cổ phần trong các công ty tại Việt Nam .
Trường hợp 2: Nhà đầu tư nước ngoài mua trên 51% cổ phần trong các công ty tại Việt Nam hoặc đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần thực hiện theo 3 bước đơn giản sau:
Bước 1: Đầu tiên nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp hoặc mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam tại Cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ gồm có:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp hoặc mua cổ phần, trong đó có: Thông tin về doanh nghiệp Việt Nam dự kiến góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần và tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ sau khi góp vốn, mua phần vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp.
– Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân, đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận thành lập doanh nghiệp hay các giấy tờ tương đương, được xác nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tiếp đó, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 15 ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp thông báo xác nhận đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào công ty ở Việt Nam
Sau khi có thông báo, doanh nghiệp Việt Nam cần mở một tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư sẽ phải chuyển tiền thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp này. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp phải được mở ở một ngân hàng tại Việt Nam, tài khoản này có thể mở bằng Việt Nam đồng hoặc bằng ngoại tệ
Bên cạnh đó, các thành viên, cổ đông chuyển nhượng cổ phần cần kê khai thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 3: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh
Để hoàn thiện quy trình, doanh nghiệp Việt Nam cần làm đơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bổ sung người nước ngoài vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Bộ hồ sơ này sẽ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư, bao gồm:
– Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
– Quyết định về việc thay đổi của công ty và biên bản cuộc họp về việc thay đổi của công ty kèm theo.
– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, các giấy tờ xác nhận việc chuyển nhượng cổ phần đã được hoàn tất, có dấu và chữ ký xác nhận của các bộ phận đại diện pháp luật trong công ty.
– Danh sách cổ đông nước ngoài hoặc danh sách các thành viên góp vốn.
– Bản sao hộ chiếu và giấy đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư, đã được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền và còn hạn.
– Giấy thông báo mua phần vốn góp vào công ty Việt Nam được chấp thuận.
Trên đây là những chia sẻ về điều kiện, hình thức và thủ tục cần thiết cho các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam. Hy vọng chia sẻ trên của GLOBAL T&G đã cung cấp được cho bạn những thông tin cần thiết nhất. Nếu bạn có bất cứ gì thắc mắc, cần tư vấn về vấn đề góp vốn có thể liên hệ trực tiếp GLOBAL T&G theo thông tin dưới đây.
Tham khảo một số bài viết liên quan:
>>> Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
>>> Thành lập Doanh nghiệp tư nhân